Nhau bám thấp có sinh thường được không là vấn đề mà các mẹ đang gặp phải tình trạng này không khỏi thắc mắc. Bởi nhiều ý kiến cho rằng những bất thường ở nhau thai có khả năng gây nguy hiểm cho thai nhi khi mẹ chuyển dạ sinh thường.
Nhau bám thấp là một vấn đề ở nhau thai chỉ có thể phát hiện bằng phương pháp siêu âm. Chính vì thế, để biết được nhau bám thấp có sinh thường được không thì mẹ cần khám thai thường xuyên để được bác sĩ theo dõi và cho lời khuyên thích hợp.
Nhau bám thấp là một thuật ngữ y khoa chỉ vị trí bất thường của nhau thai trong tử cung. Nếu như thông thường, hợp tử di chuyển và làm tổ ở phía trên thành tử cung trong 9 tháng 10 ngày thì vị trí nhau bám thấp sẽ xê dịch xuống phía dưới cận kề cổ tử cung của mẹ. Hiện tượng này có nguy cơ xảy ra khi thai nhi 21 tuần tuổi hoặc sớm hơn vào các tuần 18 – 20.
Hiện tượng nhau bám thấp có sinh thường được không hay phải sinh mổ
Đa số các mẹ đều không biết mình bị nhau bám thấp hay không cho đến khi nhận thấy máu mỗi khi đi vệ sinh. Lúc này, mẹ cần tiến hành siêu âm thai để các bác sĩ theo dõi cụ thể vị trí của nhau thai bằng những phương pháp sau:
Nguyên nhân của hiện tượng nhau bám thấp rất khó xác định cụ thể, có thể là do đặc trưng cơ thể người mẹ hoặc do những ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng thiếu hụt, tuần hoàn kém, thiếu máu khi mang thai. Lúc này, nhau sẽ trải rộng ra để bù trừ lượng dưỡng chất thiếu hụt và tràn ra cổ tử cung.
Ngoài ra, một số chuyên gia trong ngành cũng nhận định rằng nhau bám thấp là một biểu hiện nhẹ hơn của nhau tiền đạo. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc sinh thường bởi tử cung mẹ luôn đóng trong suốt thai kỳ và chỉ mở ra khi có dấu hiệu chuyển dạ. Đối với những mẹ nhau bám thấp thì tử cung có nguy cơ mở sớm và thai phụ sẽ đối mặt với nhiều nguy hiểm trong ca sinh.
Nhau bám thấp có sinh thường được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng
Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ chuyên môn sẽ quyết định mẹ bị nhau bám thấp có sinh thường được không. Bởi ở một số ca sinh, người mẹ có bất thường ở nhau thai thường bị băng huyết, chảy máu ồ ạt, thậm chí dẫn đến tử vong. Và trường hợp thai nhi sinh non khi mẹ bị nhau tiền đạo lên đến 50% do cổ tử cung mở sớm.
Sẽ có 4 dạng nhau tiền đạo thường gặp là: nhau tiền đạo một phần, nhau bám thấp, nhau bám mép và nhau tiền đạo hoàn toàn. Trong đó những trường hợp mẹ có thể sinh thường là khi nhau tiền đạo một phần, nhau bám thấp và nhau bám mép. Và tùy vào sức khỏe của mẹ, dấu hiệu cổ tử cung mở mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp an toàn nhất cho ca sinh. Nếu như mẹ đã từng bị sinh non, huyết áp cao hoặc có vấn đề về tinh mạch, máu chảy nhiều khi có dấu hiệu chuyển dạ thì 100% mẹ phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.
Thực hiện khám thai đều đặn giúp bác sĩ đưa ra quyết định nhau bám thấp có sinh thường được không
Mẹ nên thực hiện khám thai ở tuần 20 – 22 để bác sĩ đánh giá sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm tình trạng nhau bám thấp nếu có. Vẫn có 10% các mẹ có triệu chứng này sinh thường khỏe mạnh nếu mẹ tuân thủ những nguyên tắc sau:
Khi được chẩn đoán nhau bám thấp không thể sinh thường thì mẹ hãy chuẩn bị tinh thần cho việc sinh mổ, đừng nên buồn rầu bởi với bất kỳ phương pháp nào thì bác sĩ cũng sẽ đảm bảo lợi ích tuyệt đối cho mẹ và thai nhi.
Nhau thai có thể thay đổi vị trí vào những tuần cuối, nên thay vì cứ mãi lo lắng nhau bám thấp có sinh thường được không thì mẹ hãy duy trì việc khám thai đều đặn để biết nhau thai có thay đổi vị trí hay không nhé. Chúc mẹ sinh con khỏe mạnh!
Conlatatca.vn