Tuần thứ 30 của thai kỳ, em bé của mẹ sẽ bắt đầu “chạy nước rút” để phát triển và hoàn thiện vào giai đoạn cuối thai kỳ, thế nhưng mẹ có biết thai 30 tuần nặng bao nhiêu hay không?
Khi thai nhi 30 tuần tuổi, bé dài hơn 40cm, nặng khoảng 1,5kg, to gần bằng một trái dừa nhỏ và bé yêu đang phát triển đều, cơ thể đã trở nên đầy đặn do lượng mỡ ngày càng tăng lên. Mỗi ngày, bé sẽ bắt đầu bài tiết nước tiểu vào trong nước ối, nhưng đồng thời, bé vẫn tiếp tục nuốt nước ối do đó mực nước ối có lúc tăng, lúc giảm. Hãy thường xuyên đi khám để bác sĩ kiểm tra nhé, nếu nước ối dư thừa (tình trạng đa ối) thì có thể bé không nuốt nước ối. Ngược lại, nếu nước ối thiếu thì có thể bé nuốt mà không bài tiết được, rất nguy hiểm do đó, mẹ cần đến gặp bác sĩ.
Có một điều thú vị đó là bé của bạn sẽ thường xuyên ngáp trong giai đoạn này, các bác sĩ cũng không thể lý giải được tại sao bé lại hay ngáp như thế, nhưng mẹ yên tâm, đây chỉ là một dấu hiệu bình thường, nên mẹ đừng lo lắng.
Em bé của mẹ đã to bằng một quả dừa nhỏ rồi đấy
Thời điểm này, mẹ hãy chú ý đến những con cơ thắt âm đạo. Nhiều mẹ bầu thường cảm thấy các những cơn co thắt kéo dài khoảng 30 giây, không đều đặn và không gây đau, đây được gọi là cơn co thắt Braxton Hicks – chuyển dạ giả, không gây hại, nhưng mẹ cần chú ý mỗi khi nó xuất hiện vì mẹ bầu có thể bị nhầm lẫn với cơn chuyển dạ thật sự của việc sinh non.
Nếu mẹ bầu bắt đầu tiết sữa non và vòng 1 bắt đầu to ra thì mẹ nên sắm cho mình những chiếc áo ngực mới, loại dành cho con bú và lót một miếng đệm vào trong áo ngực để giữ cho áo luôn được sạch sẽ.
Ngoài ra, cơ thể mẹ đang sản xuất một số kích thích tố khác nhau có thể làm cho các khớp xương trở nên lỏng lẻo hơn, cho nên mẹ rất dễ bị đau nhức. Đồng thời, mẹ cũng sẽ cảm nhận được rằng đôi chân mình có vẻ to ra so với lúc trước khi mang thai. Tuy nhiên, khi chân của mẹ bị sưng phù nặng, kèm theo tình trạng sưng phù ở tay, mặt, thì mẹ nên gặp bác sĩ ngay lập tưc để được chuẩn đoán về nguy cơ tiền sản giật.
Quan trọng nhất là mẹ hãy hỏi bác sĩ về những lợi ích của việc tập giãn các cơ tầng sinh môn. Nếu bạn định sinh thường, tầng sinh môn của bạn cần phải giãn rất nhiều để giúp đầu của bé lọt ra. Đôi khi cần phẫu thuật mở âm đạo để cửa âm đạo rộng ra hơn, dù vậy, tập co giãn tầng sinh môn thì có thể không cần phẫu thuật mở âm đạo.
Ngay khi có bất cứ dấu hệu nào dưới đây, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay vì rất có thể mẹ đang đứng trước nguy cơ sinh non.