Trào ngược dạ dày khi mang thai là triệu chứng gây ra nhiều cảm giác khó chịu cho bà bầu, nếu không được chữa sớm sẽ khiến chị em ăn uống mất ngon và thai nhi bị thiếu hụt dinh dưỡng. Nếu mẹ bầu đang gặp phải tình trạng này, cùng tham khảo ngay bài viết sau đây nhé!
Hầu hết mọi phụ nữ mang thai đều phải gặp chứng bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai, hiện tượng này sẽ làm bà bầu bị ợ nóng, ợ hơi thường xuyên, rất khó chịu. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố và thể chất trong cơ thể, đặc biệt là khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.
Lượng progesterone tăng đột ngột trong thai kỳ sẽ khiến tử cung bà bầu giãn nở, điều này làm giãn cửa van dạ dày của và khiến một lượng ít axit dạ dày bị tràn ra. Điều này làm giảm các hoạt động co thắt của thực quản và ruột, khiến cho tiêu hóa chậm hơn. Tình trạng này diễn ra ngày một nhiều khi cân nặng thai nhi lớn dần và chèn ép lên dạ dày mẹ, tạo ra áp lực đẩy các dịch vị trào ngược lên thực quản.
Bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai thường rất hay xảy ra trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ
Trong đó, những dấu hiệu nhận biết rõ nhất triệu chứng này là:
Việc làm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh khi mang thai không phải lúc nào cũng cần thiết, vì điều này có thể làm phiền đến việc nghỉ ngơi của mẹ bầu. Có thể mẹ sẽ không cần làm xét nghiệm nào cả, tuy nhiên, tùy thuộc vào triệu chứng và tình trạng bệnh mà bác sĩ hoặc điều dưỡng có thể chỉ định mẹ làm một hoặc một vài xét nghiệm cần thiết để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Khi bị trào ngược dạ dày khi mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không được ăn thức ăn dầu mỡ
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, những nhóm thuốc kháng axit có tác dụng cân bằng hoạt động của dạ dày và rất an toàn với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, khi mang thai, phụ nữ không nên sử dụng các thuốc kháng axit có chứa sodium bicarbonate và magnesium trisilicate vì có thể gây ra các vấn đề về tim mạch, hở van tim ở thai nhi.
Bác sĩ sẽ cho mẹ uống acid để kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai
Nếu các thuốc kháng axit không hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng, bác sĩ sẽ dùng thêm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc kháng histamin và thuốc ức chế bơm proton. Tuy nhiên, dù là sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ, chị em cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc điều dưỡng để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé.
Conlatatca.vn